Biến thể Chengdu_J-7

Có khoảng 48 biến thể của J-7, chúng được liệt kê dưới đây.

Các biến thể của Trung Quốc

  • J-7 (còn gọi là Kiểu 62) – bản sao đầu tiên của MiG-21-F-13 "Fishbed-C" do Shenyang Aircraft Factory (SAF – Công ty máy bay Thẩm Dương) thực hiện vào năm 1966, trang bị động cơ WP-7 (bản sao động cơ R-11F-300). Chỉ có 12 chiếc được chế tạo.[16][17]
Một chiếc J-7I tại Bảo tàng Hàng không ở ngoại ô Beijing. Dưới cánh là tên lửa PL-2.Một chiếc J-7I nhìn từ trên xuống.
  • J-7I – Biến thể cải tiến của J-7 do hãng Chengdu Aircraft Industry Corp (CAC - Tập đoàn Công nghiệp máy bay Thành Đô) chế tạo vào năm 1967, lối dẫn khí cố định ở J-7 được thay thế bởi một cửa dẫn khí có thể thay đổi, vũ khí có 2 khẩu pháo 30 mm, có dù hãm ở đuôi, động cơ WP-7 được giữ lại. Việc sản xuất và trang bị cho PLAAF và PLANAF rất hạn chế do lỗi thiết kế, các vấn đề kiểm soát chất lượng và hiệu năng kém. Vào thập niên 1960, ngày sau khi PLAAF được trang bị tên lửa không đối không PL-2, J-7I được cải tiến để mang tên lủa PL-2 nhằm tiêu diệt các UAV trinh sát của Không quân Mỹ và đồng mình. Do đầu nổ của PL-2 được thiết kế để tiêu diệt các máy bay lớn hơn UAV, nên việc trang bị PL-2 cho J-7I đánh chặn UAV đã không thành công ở một mức độ nào đó. Sau đó J-7I đã thành công khi bắn hạ UAV của Không quân Mỹ bằng đạn phản lực không đối không.[18]
  • J-7I (sửa đổi) – Một trong những sai sót về chất lượng lớn nhất của J-7 là hệ thống thủy lực của nó, cụ thể là vấn đề rò rỉ. 70% số J-7 trong một số đơn vị của PLAAF phải nằm dưới căn cứ do vấn đề này, do đó một cuộc cải tiến thiết kế lại đã được thực hiện để giải quyết vấn đề này. Kết quả là J-7I (sửa đổi) có hệ thống thủy lực tốt hơn, dù hệ thống này không đạt được tiêu chuẩn của Phương Tây vào thời điểm đó, nhưng chất lượng đã được cải thiện rất nhiều so với hệ thống trước đó, và do đó được các đơn vị trang bị J-7 chấp nhận sử dụng.
  • J-7II – Biến thể J-7I cải tiến được chế tạo vào thập niên 1970, có khả năng làm nhiệm vụ tiêm kích mọi thời tiết hạn chế, trang bị pháo 30 mm, có một động cơ WP-7B. Có thay đổi về nắp buồng lái và ghế phóng.
  • J-7IIA – Biến thể J-7II cải tiến với hệ thống điện tử của phương Tây, như HUD (Kính chuẩn trực đường bay) Type 956 của Anh, biến thể này trở thành một tiêu chuẩn của dòng tiêm kích J-7 sau này.
  • J-7IIM – Gói chuyển đổi nâng cấp J-7 nội địa của Trung Quốc lên chuẩn F-7M.
  • J-7IIH – Biến thể J-7II cải tiến tăng cường khả năng cường kích. Đây là mẫu J-7 đầu tiên có một màn hình hiển thị đa chức năng, đặt ở góc trên bên phải của bảng điều khiển.[19] J-7IIH là tiêm kích J-7 đầu tiên có thể sử dụng tên lửa không đối không PL-8.[20]
  • J-7IIK – Gói chuyển đổi để nâng cấp J-7 nội địa Trung Quốc lên chuẩn J-7MP/F-7MP/F-7P, sau khi có những kinh nghiệm thu được từ J-7MP.
  • J-7III – Bản sao chép MiG-21MF "Fishbed-J", có thể chiếc MiG-21MF này do Ai Cập cung cấp[21] do Chengdu Aircraft Industry Corp. (CAC) chế tạo, trang bị radar điều khiển hỏa lực JL-7 (trọng lượng 100 kg, tầm hoạt động tối đa 28 km, thời gian trung bình giữa hai lần hỏng hóc là 70 giờ), động cơ tuabin Liyang WP-13, HUD/hệ thống điện tử mới, tăng khả năng chứa nhiên liệu. Sản xuất hạn chế với khoảng 20-30 chiếc.
  • J-7B – Sự khác biệt rõ nhất giữa phiên bản này với các phiên bản khác là nắp buồng lái nhỏ hơn và của sổ nhỏ đằng sau nắp buồng lái trên các phiên bản trước bị thay thế bằng nắp buồng lái lớn hơn trnee phiên bản này.
  • J-7BS – Phiên bản J-7 đầu tiên có 4 giá treo dưới cánh.
  • J-7E – Phiên bản cải tiến của J-7II, phát triển vào năm 1987 để thay thế cho J-7II/F-7B. Có cánh tam giác kép, động cơ tuabin WP-13F, radar Super Skyranger của hãng GEC-Marconi Vương quốc Anh, tăng sức chứa nhiên liệu, cải thiện hiệu năng. Sức cơ động tăng 45% so với J/F-7M, quãng đường cất hạ cánh giảm xuống 600 mét, so với đường cất cánh 1000 m và hạ cánh 900 m của các phiên bản J-7 trước đó.[22] J-7E là phiên bản đầu tiên của dòng J-7 kết hợp HOTAS, đây là một tiêu chuẩn cho các phiên bản sau. Phiên bản này cũng là phiên bản đầu tiên của dòng J-7 được nâng cấp với hệ thống hiển thị bay trên mũ phi công (HMS), tuy nhiên, có báo cáo nói rằng HMS không tương thích với radar, nên tên lửa không đối không phải điều khiển bằng HMS hoặc bằng radar, không thể dùng cả hai thứ một lúc.
  • J-7EB – Một phiên bản không vũ khí được sử dụng cho Đội biểu diễn hàng không Mồng 1 tháng 8 của Không quân Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa.
  • J-7EH – Phiên bản J-7E dành cho Không quân Hải quân quân giải phóng nhân dân Trung Hoa, nó có thể mang được tên lửa diệt tàu như C-802. Tuy nhiên, do hạn chế của radar máy bay, J-7EH không thể dẫn bắn cho tên lửa diệt tàu sau khi tên lửa phóng đi, việc dẫn bắn phải được hỗ trợ thông tin mục tiêu từ các loại máy bay khác như Y-8XHarbin SH-5.
  • J-7FS – Phiên bản trình diễn công nghệ do CAC chế tạo, thiết kế lại lối dẫn khí và dùng động cơ WP-13IIS. Bay lần đầu năm 1998, chỉ có 2 mẫu thử được chế tạo, sau đó bị J-7MF thay thế.[23]
  • J-7G – Phiên bản cải tiến của J-7E do CAC thực hiện, bay lần đầu năm 2002. Trang bị radar KLJ-6E PD mới, đây là radar SY-80, SY là ký hiệu viết tắt của Shen Ying - Trầm oánh trong tiếng Trung. Radar này là một phát triển của Trung Quốc từ loại radar đo cự li Pointer-2500 của Ý được trang bị cho Q-5M, nhưng bản thân Pointer-2500 lại được phát triển từ radar Pointer, một bản sao radar Elta EL/M-2001 của Israel. So với dòng radar Grifo của Ý trang bị cho F-7 của Pakistan, thì SY-80 nặng hơn 60 kg, nhưng tầm hoạt động ngắn hơn chỉ có 30 km. Tuy nhiên, radar này có lợi thế mà các radar của Ý không có, đó là nó có thể tương thích hoàn toàn với HMS, nên radar và HMS có thể làm việc cùng lúc đề điều khiển dẫn bắn cho tên lửa không đối không PL-8/9. 1 pháo 30 mm bị bỏ đi, động cơ mạnh hơn cũng được lắp đặt.[22]
  • J-7G2 – Phiên bản cải tiến từ J-7G, có radar mạnh hơn.
  • J-7GB – Phiên bản không trang bị vũ khí của J-7G, sử dụng để thay thế J-7EB cho đội biểu diễn hàng không Mồng 1 tháng 8.
  • J-7M. – Phiên bản thử nghiệm, được Trung Quốc sử dụng làm mẫu thử radar và hệ thống điện tử tĩnh.
  • J-7MF – Phiên bản kế thừa của J-7FS, có lối dẫn khí giống như trên Eurofighter Typhoon, có cánh mũi nhằm tăng khả năng cơ động. Chưa có mẫu thử nào được chế tạo, bị hủy bỏ vì sự xuất hiện của FC-1.
  • J-7MG – Phiên bản cải tiến từ J-7E, trang bị radar Super Skyranger của GEC-Marconi với các mảng rãnh phẳng và ghế phóng Martin-Baker. PakistanBangladesh đã mua phiên bản này.
  • J-7MP – Sau gần 2 năm sử dụng F-7M, Không quân Pakistan (PAF) đã trả lại 20 chiếc F-7M cho Trung Quốc vào cuối thập niên 1980 và yêu cầu nâng cấp 24 hạng mục, gồm thay thế radar nguyên bản Type 226 Skyranger của GEC-Marconi bằng radar FIAR Grifo-7 của Ý và có thể mang tên lửa AIM-9 Sidewinder. Radar của Ý nặng 55 kg, kiểu anten khe mảng phẳng, tầm hoạt động trên 50 km; trong khi radar của Anh chỉ nặng 42 kg, kiểu anten parabol, nhưng chỉ có tầm hoạt động 15 km. Cả hai loại radar này đều có thời gian giữa 2 lần phát sinh lỗi là 200 giờ. J-7MP là thiết kế đặc biệt theo yêu cầu của Pakistan.
  • J-7PG – Thay thế cho J-7MG, giống như J-7MG ngoại trừ radar Grifo-MG của Ý, tăng góc quét từ +/- 20 lên +/- 30 so với bản Grifo-Mk-II của F-7P. Grifo-MG có khả năng chống chế áp điện tử tốt hơn, số lượng mục tiêu có thể theo dõi đồng thời tăng lên 8. Pakistan và Bangladesh đã sử dụng phiên bản này.
  • JJ-7. – Phiên bản huấn luyện 2 chỗ của J-7 tương đương với MiG-21U Mongol-A. Do Viện thiết kế máy bay Quý Châu chế tạo đầu tiên và sau đó là Công ty máy bay Quý Châu (hiện nay là Tập đoàn công nghiệp hàng không Quý Châu/GAIC) chế tạo vào năm 1981.[24][25]
  • JJ-7I – Phiên bản cải tiến từ JJ-7, tương đương với MiG-21US, trang bị ghế phóng Type-II. Chỉ có một số lượng nhỏ được chế tạo trước khi chuyển sang phiên bản JJ-7II.
  • JJ-7II – JJ-7I trang bị hệ thống điện tử Rockwell Collins và trở thành tiêu chuẩn của các phiên bản J-7 sau này.
  • JL-9 (FTC-2000). – Hay còn gọi là FTC-2000 Sơn Ưng, máy bay huấn luyện 2 chỗ mới bắt nguồn từ JJ-7. Do GAIC chế tạo vào đầu thập niên 2000, nó có chi phí thấp nhằm thay thế cho JJ-7.[26]
  • JZ-7 – Phiên bản trinh sát của J-7, tương đương với MiG-21R. Ngoài chức năng trinh sát ảnh, đây cũng là máy bay đầu tiên được trang bị thiết bị trinh sát ESM (Trinh sát của phương tiện vô tuyến điện tử) do Trung Quốc tự phát triển.
  • J-7 Drone. – Phiên bản J-7 không người lái điều khiển từ xa, hầu hết được chuyển đổi từ mẫu tiêm kích J-7I.

Biến thể xuất khẩu

  • F-7IIA – Phiên bản xuất khẩu của J-7IIA, trang bị động cơ WP-7BM, ghế phóng cải tiến và hệ thống điện tử của GEC-Marconi là Type956 HUD/ Weapons Aiming Computer.
  • F-7IIN – 22 chiếc F-7M sửa đổi bán cho Zimbabwe, lắp hệ thống điện tử của Trung Quốc thay cho hệ thống điện tử của phương Tây, lắp radar JL-7A. Có nguồn nói rằng vào năm 2005 các máy bay tiêm kích đã được nâng cấp.
  • F-7III – Phiên bản xuất khẩu của J-7III, có giá treo tương thích với tên lửa không đối không của Pháp là R550 Magic.
  • J-7IIIA. –J-7III/F-7-3 cải tiến với radar JL-7A và động cơ tuabin WP-13FI, hợp tác phát triển giữa CAC và Guizhou Aviation Industry Group (GAIG). Sản xuất hạn chế khoảng 20-30 chiếc. Có phần lưng máy bay giống MiG-21PF và PFMA.[21]
  • F-7A – Phiên bản xuất khẩu hạn chế của J-7 không có hậu tố với động cơ WP-7B, 1 pháo 30mm, và 2 giá treo dưới cánh. Xuất khẩu cho AlbaniaTanzania. Vì chính sách hỗ trợ nước ngoài của Mao Trạch Đông vào thời điểm đó, nên phiên bản xuất khẩu này được vũ trang tốt hơn so với phiên bản nội địa.[24]
  • F-7B – Phiên bản xuất khẩu của J-7II, có thể sử dụng tên lửa không đối không R550 Magic của Pháp. Bán cho Ai Cập (tổng cộng 150 chiếc F-7B và F-7M), Iraq, và Sudan giai đoạn 1982-1983.
  • F-7BG – 16 chiếc được giao cho Bangladesh năm 2006 gồm 4 chiếc FT-7BG hai chỗ. Có thể mang thiết bị trinh sát gắn ngoài.
  • F-7BS – Phiên bản xuất khẩu của J-7BS bán cho Sri Lanka. Không có HUD.
  • F-7D – Phiên bản xuất khẩu của J-7IIIA có thể sử dụng tên lửa không đối không R550 Magic.
  • F-7M Airguard – Biến thể cải tiến của J-7II dùng để xuất khẩu với hệ thống điện tử châu Âu, chủ yếu của hãng GEC-Marconi. Chương trình này bắt đầu vào năm 1978 và mất 6 năm để hoàn thành, sau 10 vòng đàm phán. Các hệ thống điện tử của Phương Tây bao gồm:
    • Radar Type 226 Skyranger của Anh: Đây là radar đo cự ly, trọng lượng 41 kg, tầm hoạt động 15 km.
    • HUDAWAC Type 956 của Anh: Đây là hệ thống HUD có máy tính hỗ trợ ngắm bắn, tên đầy đủ là Head-Up Display And Weapon Aiming Computer (Màn hình hiển thị lắp phía trên đầu (phi công) và máy tính điều chỉnh đường ngắm bắn).
    • Máy tính dữ liệu số hóa Type 50-048-02 của Anh.
    • Camera kèm súng Type 2032 của Anh.
    • Radar đo độ cao Type 0101-HRA/2 của Mỹ.
    • Thiết bị đảm bảo liên lạc vô tuyến AD-3400 với tầm hoạt động 400 km trên độ cao 1,2 km.
    • Các cải tiến khác gồm cảm biến dữ liệu không khí nội địa mới CW-1002 được phát triển kết hợp các hệ thống điện tử phương tây, và động cơ WP-7B/WP-7BM.
    • Thiết kế cánh mới làm giảm khoảng cách cất hạ cánh 20%, tăng tính cơ động trong không chiến tầm gần. Có thể sử dụng tên lửa không đối không R550 Magic của Pháp và PL-7 của Trung Quốc. Bán cho Myanma, Ai Cập và Bangladesh vào thập niên 1980.
    • Đóng góp của Pakistan: Dù Pakistan không mua F-7M, và sau đó trả lại 20 chiếc F-7M cho Trung Quốc sau khi đánh giá thử nghiệm, để yêu cầu Trung Quốc cung cấp máy bay tiêm kích tốt hơn (kết quả cuối cùng là F-7MP/P), Pakistan đã đóng góp những hỗ trợ quan trọng cho chương trình F-7M, bao gồm:
      • Vào quý 4/1982, các chuyến bay thử nghiệm cho thấy radar bị nhiễu địa vật nặng. Trung Quốc không có bất kỳ kinh nghiệm nào về loại radar hỗ trợ tấn công mặt đất này của phương Tây, và chưa tìm ra cách giải quyết vấn đề. Không quân Pakistan đã cử phi công (thậm chí cả phi công F-16) sang Trung Quốc để thực hiện các thử nghiệm và giúp giải quyết vấn đề này.
      • Viện 630 của Trung Quốc chịu trách nhiệm cho chương trình F-7M do thiếu cơ sở vật chất và kinh nghiệm tiến hành thử nghiệm vũ khí thực với các hệ thống điện tử phương Tây tiên tiến. Vì vậy vào tháng 6/1984 tới tháng 9/1984, 2 chiếc F-7M đã được gửi sang Pakistan để thực hiện các thử nghiệm. Không quân Pakistan một lần nữa đưa các phi công F-16 để giúp đỡ hoàn thành các thử nghiệm, đội Trung Quốc tại Pakistan do Trần Bảo Kì (陈宝琦) thuộc Bộ hàng không Trung Quốc và Tạ An Khanh (谢安卿) thuộc Chengdu Aircraft Co đứng đầu.
  • F-7MB – 16 chiếc F-7MB được xuất khẩu cho Bangladesh, Có thể mang thiết bị trinh sát gắn ngoài.
  • F-7MF – Phiên bản xuất khẩu do Ý đề xuất của J-7MF, trang bị radar FIAR Grifo-M. Kế hoạch này bị hủy bỏ do sự xuất hiện của FC-1/JF-17, nhưng máy bay được sử dụng để thử nghiệm radar FIAR Grifo-S cho FC-1/JF-17.
  • F-7MG – Phiên bản xuất khẩu của J-7MG, kính chắn gió 1 mảnh được thay bằng kính chắn gió 3 mảnh của J-7MG. Phát triển thành F-7BG. Zimbabwe mua ít nhất 12 chiếc vào năm 2004.[27]
  • F-7MP – Một chiecs J-7MP chuyển đổi từ F-7M. 20 chiếc được giao cho Pakistan. Còn có tên gọi khác là F-7P Skybolt hay F-7P.
  • F-7N – Phiên bản xuất khẩu của F-7MP, 18 chiếc bán cho Iran với hệ thống điện tử nội địa của Trung Quốc thay thế hệ thống điện tử của phương Tây. Trang bị radar xung doppler SY-80.
F-7P thuộc Không quân Pakistan F-7P trên bầu trời Lahore.
  • F-7P – Skybolt được chế tạo mới hoàn toàn cho Không quân Pakistan (PAF). Tổng cộng có 60 chiếc được chế tạo. Bắt đầu với phiên bản này, F-7 của Pakistan được nâng cấp với radar FIAR Grifo-Mk-II của Ý.
Một chiếc F-7PG của Không quân Pakistan trong một cuộc tập trận.
  • F-7PG – Phiên bản xuất khẩu của J-7PG, kính chắn gió 1 mảnh được thay bằng kính chắn gió 3 mảnh của J-7PG. Pakistan đặt mua 80 chiếc chia thành 2 lô gồm 50 chiếc và 30 chiếc. Theo Không quân Pakistan, hiệu năng bay trên độ cao lớn của F-7PG tăng thêm 83% so với F-7P/MP. Trang bị FIAR Grifo-MG.
  • F-7W – Phiên bản xuất khẩu đầu tiên của J-7 có HUD. Nắp buồng lái lớn hơn, Jordan là khách hàng đầu tiên, nhưng nó không phục vụ cho Jordan mà lại chuyển sang tay Iraq.
  • FT-7 – Phiên bản xuất khẩu của JJ-7. Sử dụng ghế phóng nội địa Type-II.
  • FT-7A – Gói chuyển đổi loại máy bay huấn luyện MiG-21U của Liên Xô thành chuẩn Trung Quốc cho các khách hàng như Ai Cập, gồm ghế phóng, nắp buồng lái.
  • FT-7B – Phiên bản xuất khẩu của JJ-7II, kiểu J-7 đầu tiên có ghế phóng Martin-Baker.
  • FT-7M – Phiên bản huấn luyện của F-7M. Đây là phiên bản huấn luyện đầu tiên của J-7 có HUD, về sau trở thành tiêu chuẩn.
  • FT-7P – Phiên bản huấn luyện của F-7MP và F-7P. Không giống như các phiên bản huấn luyện khác của J-7 do Trung Quốc chế tạo không có radar, FT-7P được trang bị radar như trên phiên bản tiêm kích, cho phép nó có khả năng chiến đấu.
  • FT-7PG – Phiên bản huấn luyện FT-7 của F-7PG cho Không quân Pakistan.
  • Super-7 – gói nâng cấp từ Anh cho F-7M vào giữa thập niên 1980. Sau thành công của thương vụ F-7M với Trung Quốc đầu thập niên 1980, Anh đưa ra một gói nâng cấp cao hơn nhằm cải thiện hiệu năng của F-7M, gói nâng cấp này gồm cả động cơ turbofan General Electric F404 hoặc Pratt & Whitney PW 1120. Radar có thể là loại Red Fox, một phiên bản đóng gói của radar Blue Fox trang bị trên Sea Harrier FRS Mk 1, hoặc Emerson AN/APG-69. Dù các thử nghiệm radar đã thành công, nhưng gói nâng cấp bị từ chối trước khi thử nghiệm động cơ được tiến hành, vì chi phí cho một động cơ và một radar lớn hơn so với 1 chiếc J-7 mới (2 triệu USD tính theo thời giá năm 1984). Tên gọi Super-7, được giữ lại để dùng cho loại tiêm kích hạng nhẹ FC-1 / JF-17.
  • F-7S Saber II – Phương án thay thế cho Super-7. F-7M sẽ được Grumman Corporation thiết kế lại cho Không quân Pakistan. Lối dẫn không khí chuyển sang hai bên, radar là loại General Electric AN/APG-67 trang bị trên F-20 Tigershark. Chương trình bị chấm dứt do Sự kiện Thiên An Môn năm 1989.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chengdu_J-7 http://english.people.com.cn/90001/90777/6223279.h... http://airforceworld.com/pla/english/j-7-fighter-c... http://airforceworld.com/pla/english/jj7-FT7-train... http://airforceworld.com/pla/j-7-j-7a-j-7b-fighter... http://www.airforceworld.com/pla/english/j-7-fight... http://www.asianmilitaryreview.com/upload/20110217... http://www.bdmilitary.com/forum/index.php?autocom=... http://www.bdmilitary.com/forum/index.php?showtopi... http://www.bdmilitary.com/index.php?option=com_con... http://www.bdmilitary.com/index.php?option=com_con...